Không phải ngôi nhà nào cũng có khoảng không gian lớn để làm nhà bếp rộng rãi, thiết kế bếp dưới cầu thang là giải pháp tận dụng tối đa không gian một cách hiệu quả. Đủ sáng tạo các kỹ sư có thể biến khu vực này thành một gian bếp hiện đại nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và tiện nghi.
Ưu nhược điểm của việc đặt bếp dưới gầm cầu thang?
Thiết kế gian bếp dưới gầm cầu thang sẽ giúp gia chủ tối ưu không gian sống đồng thời tạo ra phong cách nội thất độc đáo. Tuy nhiên, để xác định ngôi nhà của mình có phù hợp với lối phong cách này hay không hãy tham khảo qua một số ưu nhược điểm của cách thiết kế này
Ưu điểm khi đặt bếp ở dưới gầm của cầu thang
Với những ngôi nhà có diện tích hạn chế, đặc biệt với nhà phố, việc tận dụng không gian tủ bếp dưới gầm cầu thang là sáng kiến tuyệt vời giúp mở rộng thêm những khoảng không gian khác.
- Tối ưu chi phí nội thất: Thay vì phải xây thêm phòng bếp riêng biệt, thiết kế bếp dưới cầu thang gia chủ chỉ cần bỏ ra một khoản chi phí nhỏ để cải tạo khu vực này thành một gian bếp ấm cúng.
- Tạo sự liền mạch cho không gian: Thiết kế bếp dưới cầu thang giúp duy trì sự liền mạch trong không gian sống, mang lại cảm giác hài hòa và gọn gàng. Khi tận dụng khu vực gầm cầu thang, gia chủ có thể biến một không gian thường bị bỏ trống và lãng phí thành một khu vực hữu ích hơn.
- Thuận tiện trong sinh hoạt: Gầm cầu thang thường nằm gần khu vực sinh hoạt chính của gia đình, nhờ đó việc nấu nướng và dọn dẹp sẽ trở nên thuận tiện hơn.
- Điểm nhấn độc đáo trong nội thất: Với sự sáng tạo và bố trí hợp lý, bếp dưới cầu thang có thể trở thành một điểm nhấn độc đáo và thu hút trong ngôi nhà. Sử dụng các vật liệu cao cấp như gỗ, đá tự nhiên, và kim loại không chỉ nâng cao tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo độ bền và tiện ích cho khu vực nấu nướng.
Nhược điểm khi đặt bếp dưới gầm cầu thang
Mang nhiều ưu điểm nổi bật, tuy nhiên phong cách thiết kế tủ bếp gầm cầu thang cũng gặp một vài hạn chế trong phong thủy. Trong quan niệm của cha ông bếp là nơi giữ lửa gia đình, nơi gắn kết các thành viên trong nhà, vì vậy khu vực này nên được đặt ở nơi bình yên, ấm cúng và ổn định. Trái lại cầu thang là nơi kết nối không gian giữa các tầng với nhau, gầm cầu thang là khu vực thiếu tích ổn định nhất.
Bên cạnh đó bếp dưới cầu thang sẽ sinh ra những nguồn năng lượng nóng, điều này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tâm lý của những thành viên ở tầng trên.
Thông thường cầu trang sẽ được đặt gần cửa chính của ngôi nhà, như vậy những nguồn năng lượng xấu sẽ thâm nhập vào gian bếp bình yên, sẽ làm đến mất hòa khí giữa các thành viên trong gia đình.
Tuy nhiên những quan điểm trên chỉ dựa vào quan niệm của cha ông mà chưa được minh chứng khoa học đưa ra, vì vậy gia chủ nên tham khảo kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Cách bố trí bếp dưới cầu thang đẹp, hợp lý và chuẩn phong thuỷ
Với những gia chủ yêu thích phong cách thiết kế bếp này hoặc không đủ điều kiện để làm khu bếp riêng, bạn có thể tham khảo một số lưu để bố trí căn bếp dưới cầu thang đẹp và hợp phong thủy hơn.
Kích thước
Diện tích gầm cầu thang không thể thay đổi, vì vậy khi thiết kế phòng bếp tại đây, gia chủ cần lưu ý bố trí các vật dụng một cách hài hòa và hợp lý. Đầu tiên, việc chọn lựa và sắp xếp các thiết bị bếp cần được thực hiện cẩn thận để đảm bảo chúng phù hợp với không gian hạn chế.
Các thiết bị nhỏ gọn và đa năng sẽ là lựa chọn lý tưởng để tối ưu hóa diện tích sử dụng. Tủ bếp và kệ nên được thiết kế sao cho tận dụng tối đa chiều cao và chiều sâu của gầm cầu thang, giúp gia tăng không gian lưu trữ mà không làm căn bếp trở nên chật chội.
Màu Sắc
Khi bố trí bếp dưới cầu thang, việc lựa chọn màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một không gian đẹp, hợp lý và chuẩn phong thủy. Sử dụng các màu sắc trung tính như trắng, be, xám nhạt hoặc màu gỗ tự nhiên giúp không gian bếp trở nên sáng sủa và rộng rãi hơn, đồng thời tạo cảm giác thanh lịch và nhẹ nhàng
Bên cạnh đó để phù hợp với phong thủy hơn gia chủ có thể lựa chọn những tone màu hợp mệnh của mình để cân bằng năng lượng, mang lại may mắn và sức khỏe cho gia đình. Đặc biệt nên tránh sử dụng quá nhiều màu tối như đen hoặc xám đậm, vì chúng có thể làm không gian trở nên chật chội và u ám.
Ánh sáng
Khu vực cầu thang luôn là nơi thiếu ánh sáng nhất trong ngôi nhà, vì vậy gia chủ cần trang bị đủ sáng để hoạt động nấu nướng tiện lợi hơn.
Trang bị hệ thống đèn hiện đại không chỉ cung cấp ánh sáng cho gian bếp mà còn tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian nấu nướng của gia đình bạn. Các loại đèn chiếu sáng hiện đại với thiết kế tinh tế, đa dạng về kiểu dáng và màu sắc, có thể làm nổi bật các chi tiết nội thất, tôn lên vẻ đẹp của vật liệu và màu sắc trong bếp.
Vị trí bàn ăn
Bàn ăn nên được đặt gần khu vực bếp giúp dễ dàng di chuyển thức ăn từ bếp ra bàn và thu dọn sau bữa ăn, đồng thời tạo sự liên kết giữa không gian nấu nướng và không gian ăn uống. Đặt bàn ăn gần cửa sổ hoặc khu vực có ánh sáng tự nhiên sẽ làm cho không gian ăn uống sáng sủa và thoáng đãng, mang lại cảm giác dễ chịu và sức sống cho bữa ăn.
Lưu ý khi thiết kế bếp dưới gầm cầu thang
Thiết kế bếp dưới gầm cầu thang sẽ dần thành xu hướng trong tương lai bởi không phải gia đình nào cũng có đủ không gian làm phòng bếp riêng. Vì vậy gia chủ cần lưu ý một vài yếu tố, để gian bếp của gia đình hài hòa, hiện đại và hợp phong thủy hơn.
Yếu tố phong thủy
Khi làm gian bếp dưới gầm cầu thang gia chủ nên chú ý hướng đặt bếp để xua đuổi xui rủi, điều xấu, đồng thời thu hút tài lộc, hạnh phúc cho gia đình.
Tránh đặt bếp nằm gần nhà xe, chuồng nuôi thú cưng, tủ lạnh hoặc nơi có xà ngang nằm trên, những chi tiết trên sẽ làm giảm vận khí, mang theo những điều không lành đến gia đình.
Theo phong thủy, bếp là nơi chứa năng lượng Hỏa, trong khi phòng ngủ cần năng lượng Thổ và Âm để tạo sự yên tĩnh và thư giãn. Sự xung đột năng lượng này có thể gây mất cân bằng và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm trạng của gia chủ.
Đặt bếp gần phòng vệ sinh là điều kiêng kỵ trong phong thủy vì phòng vệ sinh được coi là nơi chứa năng lượng xấu (âm khí), đối lập với năng lượng tích cực của bếp (dương khí). Sự đối lập này có thể dẫn đến xung đột và ảnh hưởng không tốt đến tài lộc và sức khỏe
Lưu ý trong trang trí không gian bếp
Đảm bảo các vật dụng và trang trí trong bếp phục vụ chức năng sử dụng hàng ngày một cách hiệu quả. Tránh việc trang trí quá tải, gây cản trở hoặc làm giảm tính tiện nghi của không gian.
Tối ưu hóa không gian lưu trữ bằng cách sử dụng kệ, hộp đựng, giá treo để giữ cho bếp gọn gàng và ngăn nắp
Sử dụng vật liệu chất lượng cao và dễ vệ sinh như gạch men, đá granite, thép không gỉ để tạo nên bề mặt bền đẹp và dễ bảo quản.
Xem thêm: Thi công nội thất phòng bếp trọn gói đẹp hiện đại
Các mẫu tủ bếp dưới gầm cầu thang đẹp, hiện đại được ưa chuộng nhất hiện nay
Tiếp theo Việt Nam Decor sẽ giới thiệu đến bạn đọc những mẫu tủ bếp dưới gầm cầu thang được ưa chuộng nhất thời điểm này:
Thiết kế bếp dưới cầu thang mang nhiều lợi ích giúp gia chủ tiết kiệm không gian nhà ở, tuy nhiên việc này đòi hỏi chủ nhà cần có nhiều kiến thức và kinh nghiệm để gian bếp trở nên hài hoà hợp phong thuỷ hơn. Liên hệ ngay với Việt Nam Decor để nhận được những tư vấn tốt nhất từ đội ngũ kỹ sư tâm huyết, đầy kinh nghiệm của chúng tôi
- Điện thoại: 0898 898 688
- Email: info@vietnamdecor.com.vn
Tham khảo: